DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU/LOGO/THƯƠNG HIỆU

👉 Các thuật ngữ “thương hiệu”, logo, hình ảnh thương hiệu, slogan,… là những tên gọi khác của thuật ngữ pháp lý “Nhãn hiệu”.
👉 Các thuật ngữ “đăng ký thương hiệu”, “đăng ký logo”, “đăng ký tên”, “đăng ký hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ pháp lý “đăng ký nhãn hiệu”.
👉 Các thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu”, “đăng ký bảo hộ độc quyền logo”, “đăng ký bảo hộ độc quyền tên”, “đăng ký bảo hộ độc quyền hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng kí nhãn hiệu

  1. Mẫu nhãn hiệu :
  • Người đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu thể hiện nhiều dạng của nhãn hiệu như: mẫu trắng đen, mẫu có màu, mẫu chỉ ở dạng chữ, mẫu chỉ có hình, mẫu kết hợp cả 2…
  • Mẫu nhãn hiệu in theo quy cách kích thước không được dài hơn 8cm và không nhỏ hơn 2cm.
  1. Tờ khai

Tờ khai là tài liệu không thể thiếu trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. nội dung của tờ khai bao gồm:

  •  Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn
  •  Thống kê các chi phí nộp đơn
  •  Thống kê các tài liệu có trong đơn
  •  Danh mục phân nhóm các hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu
  •  Tài liệu khác, nếu có.
  1. Một số tài liệu khác

Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể phải có như sau:

  •  Giấy ủy quyền cần khi người đăng ký nhãn hiệu nhờ một đơn vị thứ 3 làm thủ tục đăng ký
  •  Tài liệu ưu tiên khi muốn nhận quyền ưu tiên xét duyệt hồ sơ;
  •  Tài liệu xác nhận được sử dụng các dấu hiệu đặc biệt;
  •  Tài liệu xác nhận quyền được đăng ký nhãn hiệu;
  •  Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng đăng ký từ người khác;
  •  Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận
  •  Chứng từ nộp lệ phí.

Hiệu lực và gia hạn

Thời hạn có hiệu lực của văn bằng là 10 năm kể từ ngày cấp, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp không giới hạn số lần.

Trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền hết hiệu lực thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và đóng lệ phí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

An Khôi tự tin cung cấp dịch vụ tốt nhất, thời gian nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất!

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu đánh giá thương hiệu cần đăng ký

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu thương hiệu, logo cần đăng ký cho An Khôi để được tra cứu miễn phí và nhận tư vấn trực tiếp của các luật sư. Để biết thương hiệu của doanh nghiệp có bị trùng và còn đăng ký bảo hộ thương hiệu được không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu và kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên trên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bao hộ thương hiệu

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký

Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn hoặc tổ chức đại diện cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng

Bước 5: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Trong trường hợp nhận được văn bản từ chối cấp văn bằng bảo hộ, An Khôi sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục khiếu nại cần thiết hoặc điều chỉnh nhãn hiệu theo nội dung công văn yêu cầu

Bước 6: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền, logo.

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo kéo dài từ 22 đến 24 tháng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *