Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tứ: loại hình doanh nghiệp – tên riêng; Tên của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, theo đó, ngoài việc lựa chọn được tên công ty ưng ý thì doanh nghiệp cần lưu ý về quy định đặt tên theo đúng pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, vì thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi tên của Công ty cho phù hợp, tuy nhiên doanh nghiệp cần hiểu những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác, Các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh: Giấy phép lữ hành, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép vận tải, Văn bằng nhãn hiệu, … để việc thay đổi tên doanh nghiệp để không gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh tiếp theo.
1. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
– Thông tin mã số doanh nghiệp;
– Tên công ty dự kiến thay đổi;
2. Một số lưu ý khi thay đổi tên doanh nghiệp
– Khi thay đổi tên cần lưu ý việc đăng ký cập nhật thông tin tại ngân hàng;
– Thông báo với bạn hàng, đối tác, các cơ quan liên quan khác;
– Đối với công ty có giấy phép sau thành lập như giấy phép lữ hành, giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải thực hiện thủ tục thay đổi các loại giấy phép này vì trên giấy phép có thông tin về tên của doanh nghiệp;
3. Công việc Luật An Khôi thực hiện thay đổi tên công ty:
– Hỗ trợ tư vấn miễn phí và kiểm tra tên công ty dự kiến thay đổi có bị trùng/sai quy định
– Soạn toàn bộ hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp theo đúng quy định Sở KH&ĐT
– Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi
– Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty tại Sở KH&ĐT
– Đăng ký khắc dấu và nộp hồ sơ công bố mẫu dấu theo tên công ty mới
– Nhận kết quả thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty tại Sở KH&ĐT
– Bàn giao GPKD mới và con dấu (nếu có) tận nơi