CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


    Chuyển đổi doanh nghiệp là tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ thay đổi từ hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác, thay đổi các yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên với công ty, chế độ trách nhiệm, tổ chức quản lý nội bộ…

Chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi các mối quan hệ sở hữu, ví dụ: từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…
Việc chuyển đổi doanh nghiệp không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp chuyển đổi vì về nguyên tắc doanh nghiệp là chủ thể trong các quan hệ kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật chỉ can thiệp vào chuyển đổi doanh nghiệp mức độ cần thiết về thủ tục chuyển đổi, các trường hợp chuyển đổi, bảo vệ bên thứ ba, các khoản nợ… Khi chuyển đổi doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp tăng lên theo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi có thể làm thay đổi chế độ trách nhiệm của (các) chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1. Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

– Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;
– Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH 1 thành viên;
– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

2. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

– Lựa chọn hình thức chuyển đổi phù hợp;
– Xác định quyền và nghĩa vụ của cổ đông/thành viên sau khi chuyển đổi;
– Thay đổi liên quan đến tên công ty, giao dịch công ty sau khi chuyển đổi

3. Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện

– Bản sao giấy phép kinh doanh
– Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của cá nhân

4. Công việc Luật An Khôi thực hiện toàn bộ hồ sơ gồm:

– Soạn thảo và chuẩn bị các giấy tờ:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình công ty;
+ Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp (nếu có);
+ Danh sách thành viên/cổ đông (nếu có);

– Hồ sơ kê khai thuế TNCN nộp tại cơ quan thuế (nếu có).
– Trình hồ sơ cho khách hàng ký tận nơi;
–  Nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT;
–  Nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN tại cơ quan thuế;
–  Bàn giao GPKD mới, con dấu (nếu có) và hồ sơ thuế TNCN (nếu có) cho khách hàng tận nơi.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *