DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể giải thể trong các trường hợp sau:

1. Giải thể tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp không có quyết định gia hạn thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ.

2. Giải thể bắt buộc: Nếu công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục hoặc bị thu hồi GPKD.

Dù doanh nghiệp giải thể tự nguyện hay bắt buộc, thì thủ tục giải thể vẫn phải đảm bảo thời gian thực hiện theo quy định.

QUY TRÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 

3 hồ sơ, giấy tờ đơn giản cần chuẩn bị

  1. Danh sách người lao động;
  2. Bản chính giấy phép kinh doanh và con dấu;
  3. Các chứng từ và sổ sách kế toán…

Ngoài các thông tin trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp cần phải có: công văn xác nhận không nợ thuế; công văn xác nhận không nợ BHXH; công văn xác nhận không nợ Tổng cục Hải Quan (nếu có đăng ký xuất nhập khẩu); phương án xử lý các khoản nợ khác.

Thời gian trung bình cho thủ tục giải thể công ty là từ 20 – 25 ngày, cụ thể:

  1. Từ 5 – 7 ngày làm việc, nộp hồ sơ thông báo giải thể công ty cho Sở KH&ĐT;
  2. Từ 7 – 10 ngày làm việc, hoàn thành thủ tục chốt nợ tại cơ quan thuế;
  3. Từ 7 – 10 ngày làm việc, nộp hồ sơ giải thể và trả giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT.

Lưu ý

Trên thực tế, căn cứ vào hồ sơ của từng doanh nghiệp mà thời gian hoàn thành thủ tục giải thể công ty có thể kéo dài trên 30 ngày. 

👉 Luật An Khôi tư vấn về quy trình giải thể, quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp khi làm thủ tục giải thể;
👉 Luật An Khôi soạn thảo hồ sơ, nộp và nhận kết quả hồ sơ giải thể, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thuế trong quá trình thuế kiểm tra và quyết toán;
👉 Thời gian giải thể tùy từng hồ sơ cụ thể, tùy vào tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của từng Doanh nghiệp;

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *